Danh mục sản phẩm
Fanpage
Thống kê
  •   Đang online
    9
  •   Hôm nay
    28
  •   Hôm qua
    25
  •   Tổng truy cập
    30266
  •   Tổng sản phẩm
    58
  • 0 - 3,550,000 đ        

    Tổng hợp công dụng thảo dược của Dược Liệu Tràng An sưu tầm.

    1* ĐẲNG SÂM - PHÒNG ĐẲNG SÂM - THƯỢNG ĐẲNG SÂM

    - Campanumoea javanica Blume, họ Hoa chuông (Campanulaceae). Mô tả: Cây: Cây cỏ, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Rễ hình tru dàiï, đường kính có thể đạt 1,5-2cm, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân cü, thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi màu trắng, sau khô thì rễ có màu vàng, có nếp nhăn. Thân mọc thành từng cụm vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, phần ngọn không lông. Lá mọc cách hình trứng hay hình trứng tròn, đuôi lá nhọn, phần gần cuống hình tim, m p nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới mầu trắng xám nhẵn hoặc có lông rải rác, dài 3-8cm, rộng 2-4cm. Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng lẻ ở kẽ nách lá, có cuống dài 2-6cm, đài tràng hình chuông, gồm 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng trở thành màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nghụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc. Quả bổ đôi, hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra. Có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
    Công dụng của đẳng sâm rừng

    – Tăng cường sức khỏe, chống mệt mỏi. Tăng cường sự thích nghi của cơ thể trong những điều kiện khắc nghiệt (trời nóng, lạnh bất thường…).

    – Hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa, giúp nâng cao trương lực của hối tràng. Khi tăng nồng độ thuốc sẽ làm gia tăng sự co bóp.

    – Trong hệ tim mạch: đẳng sâm rừng đẩy mạnh quá trình co bóp của tim, làm lượng máu trong não, chân tay, và các bộ phận khác tăng lên. Nâng cao khả năng tuần hoàn của máu.

    – Đẳng sâm có tác dụng làm gia tăng số lượng huyết sắc tố, hồng cầu, giảm bớt số lượng bạch cầu trong máu. Bên cạnh đó, sâm rừng có tác dụng đẩy nhanh quá trình làm khô và đông máu nhưng không bị tán huyết.

    – Ngoài ra, đẳng sâm có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, hạ huyết áp…..

    2* SÂM MORINGA Tác dụng của rể cây chùm ngây ngâm rượu :

     

    - Trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, làm giảm acid uric

    - Trị u xơ tiền liệt tuyến, ngăn ngừa sỏi oxalate

    - Tăng cường tuần hoàn máu, bổ dương, dưỡng khí, tăng cường sinh lực.
    Có thể thu hoạch thái mỏng phơi khô. Sau đó dùng ngâm rượu hoặc sắc uống đều tốt nên kết hợp với rễ cây đinh lăng tác dụng tăng cường sinh lực , dưỡng khí, bổ dương.

    3* Quả Nhót
    Nhót là một cây ăn quả được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả nhót được dùng ăn tươi là chính, ngoài ra nó còn được nấu canh chua. Cả cây nhót còn được dùng chữa bệnh.

     

    Theo Đông y, quả nhót vị chua, chát, tính bình, có tác dụng thu liễm, ngừng ho hen suyễn và cầm tiêu chảy, lỵ. Liều dùng 9-15g/ngày.
    Viêm xoang: dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp).

    Ho: quả nhót xanh 10 quả, trần bì 10g, quả quất 10 quả. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

    Hen phế quản: hoa cúc bách nhật 6g, tỳ bà diệp 6g, quả nhót 10g. Các vị thuốc cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 5-7 ngày.

    Hen suyễn: lá nhót sao vàng tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày 2 lần sáng, tối liên tục 2 tuần. Hòa vào nước cơm nóng để uống.

    Ho ra máu: lá nhót tươi 24g, đường kính 15g. Dùng nước sôi hãm như hãm trà. Ngày uống 2 lần sau bữa

    Tiêu chảy: quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

    Kiết lỵ mạn tính: quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.

    Gan lách sưng đau (ứ đờm kết và trở ngại đến việc lưu thông huyết mạch): hạt nhót giã nhỏ 10g, nghệ đen 8g. Sắc nước uống.

    Phong thấp, đau nhức khớp: rễ cây nhót 120g, hoàng tửu 60g, chân giò lợn 50g, đổ nước vào hầm. Ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25ml

    Theo Y học cổ truyền.

    4* Lá Ngân Hạnh (Gingo biloba):

    Lá ngân hạnh - một dược liệu có nhiều công dụng quí giá
    - Quả ngân hạnh (ginkgo biloba) hay còn gọi là bạch quả đã được ghi trong sách thuốc cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên. Cây ngân hạnh được trồng nhiều nơi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Sau này người Anh, Ðức, Pháp đưa ngân hạnh về châu Âu để trồng làm cây cảnh, cây xanh trong các vườn hoa vì lá ngân hạnh rất đẹp.

     

    Y học cổ truyền phương Ðông dùng quả ngân hạnh làm thuốc tiêu đờm, chữa hen, trị khí hư, bạch đới tiêu độc, sát trùng. Hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng lớn quả ngân hạnh từ Trung Quốc.

    Các nhà khoa học châu Âu khi nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng của lá ngân hạnh đã phát hiện được các hoạt chất có trong lá ngân hạnh có tác dụng bổ não, chống lão hóa, giúp cho người già khôi phục trí nhớ, trị chứng ngủ gà ngủ gật, kém trí nhớ, hay cáu gắt của người cao tuổi.

    Cao lá bạch quả còn có tác dụng phòng và điều trị các bệnh tổn thương các mạch máu ở não, điều trị đau đầu, chóng mặt. Do tác dụng dẫn máu lưu thông dễ dàng lên não của nó nên nó có tác dụng nuôi dưỡng tốt các tế bào của não. Cũng do cao lá ngân hạnh có tác dụng tăng lưu lượng máu đến các cơ quan sinh dục nam nên nó có tác dụng tăng sự cương cứng ở cơ quan sinh dục nam. Các kết quả này đã được xác minh ở Ðức, ý và hiện nay cao lá bạch quả còn được dùng trong điều trị suy nhược sinh dục ở nam giới.

    Các hoạt chất chính của lá bạch quả là flavonoid và terpenoid. Nhóm terpenoid gồm có ginkgolid (diterpen) và bilobalid (sesqui terpen). Y học hiện đại sử dụng cao lá bạch quả có chứa 24% các chất flaonoid và 6% các chất terpenoid dưới dạng viên nang hay dạng dịch để uống. Các sản phẩm của lá ngân hạnh được tiêu thụ rất rộng rãi trên thị trường thế giới.

     

    Vui lòng đợi ...

    Đặt mua sản phẩm

    Xem nhanh sản phẩm